Trước hết, xin chúc mừng mẹ đã hoàn thành hình trinh gần 300 ngày “mang nặng, đẻ đau” của mình. Tuy nhiên, song song với hạnh phúc được “lên chức”, lúc này mẹ còn phải bắt đầu việc học cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời, vì đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé sau này.
Trẻ sơ sinh được xem là khỏe mạnh khi nào?
Khi có đủ các tiêu chí sau thì trẻ sơ sinh sẽ được xếp vào nhóm “những đứa trẻ khỏe mạnh”:
– Sinh đủ tháng: thời gian bé chào đời lý tưởng nhất là từ tuần thai thứ 37 cho đến hất tuần thứ 41.
– Cân nặng của trẻ khi chào đời lớn hơn 2500gr.
– Trẻ có phản xạ bú khỏe, tiêu, tiểu tròng 24 giờ đầu sau sinh, không có khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh nào trên cơ thể.
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
Ngay khi chào đời, lớp màng ối bao vọc xung quanh bé đã nhanh chóng biến mất, thêm nữa là nhiệt độ môi trường bên ngoài sẽ lạnh hơn so với trong bụng của mẹ, nên trẻ sơ sinh rất dễ bị lạnh, nếu mẹ không chú ý giữ ấm cho trẻ sơ sinh, bé có thể sẽ bị viêm phổi cũng như gặp phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Trẻ mới sinh cần được nằm ở phòng có nhiệt độ từ 26-32 độ C, đồng thời, trẻ cũng cần được mặc quần áo ấm, mang bao tay, bao chân, đội mũ và thay tã ngay khi tã bị ướt. Khi làm vệ sinh cho trẻ, mẹ nên dùng khăn mềm sạch hoặc bông gòn tiệt trùng để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
Nếu trẻ sinh non, thì ngay sau khi sinh, mẹ nên thực hiện phương pháp da kề da, để ủ ấm và tạo cảm giác an toàn cho bé, giúp bé nhanh cứng cáp hơn.
Cho bé bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh
Việc này sẽ giúp cho mẹ không bị mất sữa và bé có thể nhận được đầy đủ kháng thể từ mẹ thông qua sữa non.
Vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh
Dù không có hoạt động nào khác ngoài việc ăn và ngủ nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần được tắm rửa thường xuyên. Đối với trẻ mới sinh, mẹ có thể tiến hành tắm cho bé 2-3 lần/tuần, bằng nước ấm và các dòng sản phẩm chăm sóc dành riêng cho trẻ sơ sinh. Khi tắm mẹ nên chú ý để bé ở phòng kín gió, có nhiệt độ khoảng 28 độ C và không được để nước dính ướt phần rốn chưa rụng của trẻ.
Sau khi tắm xong, mẹ sẽ phải làm vệ sinh rốn cho trẻ bằng cồn 70 độ. Hãy chsu ý quan sát phần rốn của trẻ trong mỗi lần thay băng, nếu thấy rốn bé có mùi hôi, chảy dịch, hoặc mủ, da xung quanh rốn bị sưng đỏ,…thì ngay lập tức mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện vì đây là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng rốn, có khả năng gây tử vong rất cao đối với trẻ sơ sinh.
Một điều nữa mà mẹ nên nhớ đó là, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, bất cứ ai khi muốn chạm vào trẻ thì cũng cần phải rửa sạch tay trước.
Vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ sơ sinh
Tất cả các vật dụng của trẻ bao gồm, thìa, ly uống nước, bình sữa, núm ti, muỗng,…đều cần được làm sạch và trụng bằng nước sôi trước khi trẻ sử dụng. Mẹ nên nhớ là hãy sử dụng nước sôi để nguội pha sữa cho bé, tránh được việc bé bị tiêu chảy.
Các vấn đề cần theo dõi
Mẹ sẽ phải theo dõi những vấn đề này một cách nghiêm ngặt ở những đứa trẻ mới sinh để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường và có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Màu da: mới lọt lòng da màu đỏ ửng, sau dần chuyển sang hồng hào, từ 3-5 ngày sau đó da trẻ sẽ có màu vàng nhẹ ( đây là vàng da sinh lý không có gì đáng ngại). Nếu thấy hiện tượng vàng da đến sớm hơn ( trước 3 ngày) và tăng nhanh, cần báo cho bác sĩ. Nếu da bé chuyển sang tím tái thì cần cấp cứu ngay vì có thể bé khó thở.
- Nhịp thở: bình thường của trẻ là 40-60 lần/phút. Nếu nhanh hơn 60 hoặc dưới 40 thì đều là triệu chứng bất thường.
- Thân nhiệt hàng ngày: 36,8 0 C đến 37 0 C là bình thường.
- Tiêu hóa: trẻ bú mẹ đi phân su có màu vàng khoảng 3-4 lần/ngày là dấu hiệu bình thường..
Nguồn:Conlatatca.vn