Cách điều trị cảm lạnh sau sinh cho mẹ để tránh lây sang con

863

Cảm lạnh sau sinh là một căn bệnh thường gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với các mẹ. Bệnh có thể biến chứng xấu đi thành viêm phổi, nhiễm trùng và nguy cơ lây nhiễm sang bé rất cao khi mẹ cho con bú.

Hệ hô hấp suy giảm sau sinh là nguyên nhân lớn nhất gây ra các căn bệnh vặt ở mẹ. Khi tắm thường xuyên hoặc ra gió mẹ đều rất dễ bị cảm lạnh sau sinh. Do vậy nên trong suốt giai đoạn ở cữ mẹ cần thận trọng để phòng tránh chuyển biến xấu đi.

Tuyệt đối không lơ là với bệnh cảm lạnh sau sinh

Dấu hiệu ban đầu khi mẹ bị cảm lạnh sau sinh thường là những cơn nóng lạnh bất thường, cảm giác ớn lạnh rùng mình ngay cả khi mẹ đang trùm chăn. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ bị nhiễm gió, hoặc tắm muộn và nhiễm lạnh. Sau đó mẹ sẽ bị sổ mũi, hắt xì, nhức đầu, viêm họng tương tự như triệu chứng cảm cúm sau sinh thông thường. Từ những triệu chứng cơ bản mà bệnh có thể chuyển biến nặng dần thành viêm mũi, sau đó là viêm xoang mũi nghiêm trọng.

cảm lạnh sau sinh không nên cho con bú

                   Cảm lạnh sau sinh là tình trạng thường xảy ra trong thời gian ở cữ

Các cơn run do lạnh có thể kéo dài vài giờ nhưng cũng có thể nhanh chóng qua đi. Nếu nặng hơn mẹ có thể bị viêm họng, ho nên nguy cơ mẹ bị viêm phổi cũng có thể xảy ra nếu không điều trị sớm.

Khi mẹ bị nhiễm lạnh và chảy mũi, sổ mũi còn có thể dẫn đến bệnh lý viêm đại tràng do dịch nhờn chảy xuống cuống họng, bám vào thành đại tràng gây tắc và tổn thương dẫn đến viêm.

Khi mẹ bị cảm lạnh nên hạn chế tiếp xúc với bé và không nên cho bé bú đến khi hết bệnh. Vì virus và vi khuẩn có thể lây nhiễm qua tuyến sữa nên bé cũng có thể bị lây bệnh từ mẹ.

Mẹ nên đối phó với cảm lạnh sau sinh thế nào?

Nếu mẹ nghi ngờ mình có các dấu hiệu cảm lạnh thì tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh, không nên chờ đến khi bệnh hết sẽ dẫn đến thiếu hụt sữa cho bé bú. Trong thời gian điều trị bằng thuốc thì mẹ cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống sau sinh và nghỉ ngơi để bệnh nhanh cải thiện.

Món ăn tốt nhất cho mẹ bị cảm lạnh sau sinh là cháo trắng nóng ăn kèm với hành lá, hoặc cháo thịt bò rau tía tô giúp giải cảm khá hiệu quả. Các món ăn nóng sẽ khiến cơ thể mẹ bớt mệt mỏi, khó chịu và còn rất tốt cho sữa mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để tăng cường vitamin, tăng cường lợi khuẩn bảo vệ cơ thể.

cảm lạnh sau sinh

          Các món ăn nóng có thêm tía tô và hành giúp chữa cảm lạnh sau sinh rất tốt

Một lưu ý quan trọng khác nữa là các mẹ bỉm sữa tuyệt đối không được xông hơi, mặc dù cách này sẽ giúp mẹ nhanh hết bệnh nhưng hậu quả để lại rất nguy hiểm. Xông hơi sẽ kích thích cơ thể mẹ toát mồ hôi nhưng do mẹ mới sinh cơ thể còn yếu nên thoát mồ hôi quá nhiều có thể khiến cơ thể suy kiệt dẫn đến đột quỵ.

Mẹ cũng không nên tự mua thuốc uống bởi khi mẹ đến bác sĩ, liều thuốc được kê đơn còn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Nếu mẹ uống thuốc tùy tiện rất dễ gây dị ứng cho trẻ thông qua đường sữa mẹ.

Cách phòng bệnh cảm lạnh sau sinh

Các mẹ bỉm sữa cần có những biện pháp phòng bệnh cảm lạnh sau sinh từ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nhất là khi mẹ trong thời gian ở cữ sau sinh 3 tháng thì không nên tắm nước lạnh mà chỉ dùng nước ấm để vệ sinh cho cơ thể sạch sẽ. Mẹ cần tắm nhanh trong phòng kín gió, lau khô cơ thể rồi mới mặc quần áo.

cảm lạnh sau sinh

               Mẹ nên tắm nước nóng trong thời gian ở cữ để tránh cảm lạnh sau sinh

Mẹ sẽ dễ bị cảm lạnh hơn khi trời nắng bởi cơ thể thường ra mồ hôi trộm. Vì thế mẹ hãy giữ cơ thể luôn được khô ráo và lau khô người mỗi khi cảm thấy mồ hôi thấm ra nhiều. Thiết kế một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng với đủ các nhóm chất các món ăn chứa đủ khoáng chất cần thiết sẽ giúp mẹ bỉm sữa tăng sức đề kháng phòng bệnh sau sinh.

Nguồn:Conlatatca.vn